MC Quyền Linh: “Nghĩ đến người khó khăn, tôi lại bước tiếp”

Lúc còn trẻ khỏe, gần như tôi đi liên tục, đến nỗi mọi người nói nơi nào có những mảnh đời bất hạnh, nơi đó có Quyền Linh.

 

Thời điểm này, để sắp xếp một cuộc hẹn tâm sự “thả ga” với diễn viên, MC Quyền Linh rất khó. Anh liên tục bận rộn bởi những chương trình từ thiện cho người nghèo tới công việc nghệ thuật. Nhưng đó chưa phải tất cả! Sức khỏe của Quyền Linh không tốt, anh vừa trải qua nhiều ngày “dầm mưa, dãi nắng” để thực hiện chương trình “Nhà nông vượt khó” cho người nghèo ở miền Tây.

Thế là, tự dưng tôi lại muốn đi tiếp

Hơn 20 năm gắn bó với các công tác thiện nguyện, với nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nước mắt cùng những người nghèo, điều gì đọng lại trong anh?

Đó là những niềm vui, ánh mắt hạnh phúc của họ. Khi tôi đến nhiều vùng sâu vùng xa, mọi người rất vui vì biết sẽ có một cây cầu được xây, một ngôi nhà được dựng lên, hay những suất học bổng được trao… Nói thật, tôi đã đi gần như khắp đất nước, tới cả những nơi ít có nghệ sĩ nào đặt chân đến và tôi luôn biết ở đó có nhiều niềm vui đang đợi mình. Dù khi đến đó vẫn còn những nỗi buồn, những mảnh đời khó khăn mình không thể chia sẻ hết, nhưng mang lại được hạnh phúc cho bao nhiêu người là bấy nhiêu điều tốt đẹp rồi.

Lúc còn trẻ khỏe, gần như tôi đi liên tục, đến nỗi mọi người nói nơi nào có những mảnh đời bất hạnh, nơi đó có Quyền Linh. Dù quãng đường đi đến đó cũng khó khăn và gian nan lắm, những vùng không có điện, không có cầu, những nơi giáp biên giới xa xôi, phải trèo đèo lội suối… Có những chuyến đi mà đôi khi dừng bước nghỉ, tôi không muốn đi nữa vì quá mệt. Nhưng tôi nghĩ, nhiều người còn đang khó khăn hơn mình, thế là tôi lại đứng lên bước tiếp.

Nhiều nghệ sĩ thường chọn đi trên thảm đỏ dưới ánh đèn, ánh hào quang lấp lánh, còn anh lại chọn đường đến nhân tâm vất vả. Tại sao vậy?

Đó là cái duyên, đi riết thành quen, đến nỗi không đi tự nhiên thấy nhớ những mảnh đời bất hạnh, những con đường sâu, xa, nhớ những trẻ em nghèo… Những người bà con nghèo, họ coi tôi như một thành viên trong gia đình của họ, khiến tôi có cảm giác rất quen thuộc. Thế là, tự dưng tôi lại muốn đi tiếp.

Hơn nữa, bản thân tôi cũng sinh ra từ miền quê nghèo khó, tôi hiểu những người nghèo họ cần sự kết nối như thế nào. Tôi cũng từ nghèo khó đi lên, nên tôi có cảm giác mình cần có một phần trách nhiệm. Tôi muốn làm người kết nối tốt để những mảnh đời bất hạnh đỡ vất vả hơn. Chưa chắc mình có thể giúp họ được nhiều, nhưng nếu họ đang cần một cái phao thì tôi có thể giúp họ cái phao đó.

Gặp gỡ nhiều mảnh đời không may mắn khiến anh thay đổi điều gì?

Hồi tôi chưa đi làm những chương trình thiện nguyện, tôi hay buồn vu vơ. Tôi thấy người có xe máy, người có xe hơi, nhà lầu… tôi lại buồn. Tôi nghĩ, sao mình không được như họ? Sao mình phải ở nhà nhỏ thế này? Cứ thấy người ta có cái gì mà mình không có, tôi lại buồn.

Rồi tôi gặp những mảnh đời còn bi đát hơn mình nhưng họ vẫn cười, vẫn hạnh phúc. Tôi từng gặp một cô bé 16 tuổi ở miền Trung một mình nuôi ông bà, bố mẹ bị bệnh và hai đứa em nhỏ. Hàng ngày, bé phải đi câu mực về bán lấy tiền đong gạo. Gặp tôi, cô bé bảo: “Chú Linh ơi, con muốn mua cái “áo con” mà không dám mua, vì sợ không còn tiền mua gạo cho cả nhà”. Vậy mới thấy họ khổ tới mức nào, nhưng cô bé vẫn nói cười và lạc quan.

Còn một người đàn ông bị liệt mà vẫn phải nuôi 2 đứa con cũng bị liệt, nhưng lúc nào anh ấy cũng tươi cười. Tôi hỏi tại sao anh lại luôn vui vẻ như thế, anh ấy bảo mình còn may mắn chứ nhiều người còn không cười được, không lết được.

Tôi bỗng nhận thấy như mình đã quá hạnh phúc. Tôi tự tin và thoải mái hơn, chấp nhận những gì mình đang có. Ngày trước, lúc nào tôi cũng nhìn lên và so sánh mình với người khác mà quên rằng, nhìn xuống còn hàng triệu người không bằng mình.

Đó có phải lý do khiến anh quan niệm, trong showbiz sẽ luôn cúi xuống thật thấp để được bình an?

Chính xác! Hơn 20 năm trong giới nghệ thuật, tôi không có phe nhóm nào hết, hay thậm chí mưu cầu điều gì. Tôi cứ nhẹ nhàng sống, sẵn sàng thấp hơn mọi người. Đi chơi với bạn, tôi có thể làm ô-sin cho bạn, miễn sao bạn vui. Mọi người vui thì mình vui. Ai làm gì kệ, việc của mình mình làm. Như vậy dễ sống lắm.

Tôi biết trong cuộc sống, có nhiều người có cuộc sống rất thấp nhưng họ vẫn sống rất cao, tại sao mình không sống như vậy được? Sao phải gồng mình sống cao hơn mọi người làm gì? Mình cao hơn người này, lại có người khác cao hơn. Nhưng nếu mình không ngồi đâu thì không ai lấy ghế của mình, thà ngồi dưới đất sẽ chẳng có ai tranh giành. Tôi luôn muốn là người bình thường để không bao giờ có ai cạnh tranh với mình.

Người nghèo cho tôi đồ ăn… một cách chân tình

Nhưng nhiều người gọi anh là “Ngôi sao của những người nghèo”?

Có lẽ báo chí yêu mến nên nâng tôi lên mức đó, chứ tôi chỉ là bạn của người nghèo thôi. Người nghèo không hề nghĩ tôi là nghệ sĩ hay ngôi sao. Nếu nghĩ vậy, họ sẽ không dám đến gần. Họ chỉ coi tôi là người thân quen của họ, toàn gọi mày – tao rất gần gũi, cho tôi đồ ăn… một cách chân tình. Bản thân tôi cũng muốn làm người bạn nhỏ để thân quen với họ. Nếu ở cao quá, sang trọng quá thì mình không thể gần gũi với tất cả mọi người được.

Còn vợ con của anh nói gì về việc anh làm? Nghe nói, thời gian anh dành cho người ngoài nhiều hơn thời gian cho gia đình…

Trước đây chưa có gia đình, tôi đi nhiều không có vấn đề gì cả, nhưng có vợ con thì lại khác. Tôi từng nghĩ, mình đi nhiều như thế thì ai lo cho con mình đây? Nhưng may quá, lại có bà xã lo. Con lớn hơn chút xíu đòi bố đưa đi chơi, tôi lại tự nhủ “Thôi chúng còn bé, đi chơi cũng chưa biết vui là gì, mình đi lo cho những người khác đã”.

Khi các con đã bắt đầu biết suy nghĩ, chúng hỏi sao tôi ít dành thời gian cho chúng, tôi mới bắt đầu trả lời. Tôi cũng hay dẫn các con đi trong những chuyến đi từ thiện, để chúng gặp gỡ những người bằng tuổi nhưng có hoàn cảnh khác biệt, để tự tay chúng trao quà cho những người nghèo.

Mọi năm vào 29 Tết, tôi thường đưa các con đi lì xì cho những người lang thang cơ nhỡ. Năm ngoái, tôi quên thì các con đã nhắc, bảo: “Ba quên thì các cô chú ấy sắm Tết bằng cái gì?”. Lúc đó tôi nhận ra, chúng đã hiểu được công việc ý nghĩa mà ba chúng làm.

Tôi nghĩ, có thể các con thiệt thòi vì không được đi chơi cùng ba nhiều như những đứa trẻ khác, nhưng sau này lớn lên, chúng sẽ vui vì có ba là một người kết nối những hạnh phúc, những điều ý nghĩa.

MC Quyền Linh: “Nghĩ đến người khó khăn, tôi lại bước tiếp” – EN

Lúc còn trẻ khỏe, gần như tôi đi liên tục, đến nỗi mọi người nói nơi nào có những mảnh đời bất hạnh, nơi đó có Quyền Linh.

Thời điểm này, để sắp xếp một cuộc hẹn tâm sự “thả ga” với diễn viên, MC Quyền Linh rất khó. Anh liên tục bận rộn bởi những chương trình từ thiện cho người nghèo tới công việc nghệ thuật. Nhưng đó chưa phải tất cả! Sức khỏe của Quyền Linh không tốt, anh vừa trải qua nhiều ngày “dầm mưa, dãi nắng” để thực hiện chương trình “Nhà nông vượt khó” cho người nghèo ở miền Tây.

Thế là, tự dưng tôi lại muốn đi tiếp

Hơn 20 năm gắn bó với các công tác thiện nguyện, với nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nước mắt cùng những người nghèo, điều gì đọng lại trong anh?

Đó là những niềm vui, ánh mắt hạnh phúc của họ. Khi tôi đến nhiều vùng sâu vùng xa, mọi người rất vui vì biết sẽ có một cây cầu được xây, một ngôi nhà được dựng lên, hay những suất học bổng được trao… Nói thật, tôi đã đi gần như khắp đất nước, tới cả những nơi ít có nghệ sĩ nào đặt chân đến và tôi luôn biết ở đó có nhiều niềm vui đang đợi mình. Dù khi đến đó vẫn còn những nỗi buồn, những mảnh đời khó khăn mình không thể chia sẻ hết, nhưng mang lại được hạnh phúc cho bao nhiêu người là bấy nhiêu điều tốt đẹp rồi.

Lúc còn trẻ khỏe, gần như tôi đi liên tục, đến nỗi mọi người nói nơi nào có những mảnh đời bất hạnh, nơi đó có Quyền Linh. Dù quãng đường đi đến đó cũng khó khăn và gian nan lắm, những vùng không có điện, không có cầu, những nơi giáp biên giới xa xôi, phải trèo đèo lội suối… Có những chuyến đi mà đôi khi dừng bước nghỉ, tôi không muốn đi nữa vì quá mệt. Nhưng tôi nghĩ, nhiều người còn đang khó khăn hơn mình, thế là tôi lại đứng lên bước tiếp.

Nhiều nghệ sĩ thường chọn đi trên thảm đỏ dưới ánh đèn, ánh hào quang lấp lánh, còn anh lại chọn đường đến nhân tâm vất vả. Tại sao vậy?

Đó là cái duyên, đi riết thành quen, đến nỗi không đi tự nhiên thấy nhớ những mảnh đời bất hạnh, những con đường sâu, xa, nhớ những trẻ em nghèo… Những người bà con nghèo, họ coi tôi như một thành viên trong gia đình của họ, khiến tôi có cảm giác rất quen thuộc. Thế là, tự dưng tôi lại muốn đi tiếp.

Hơn nữa, bản thân tôi cũng sinh ra từ miền quê nghèo khó, tôi hiểu những người nghèo họ cần sự kết nối như thế nào. Tôi cũng từ nghèo khó đi lên, nên tôi có cảm giác mình cần có một phần trách nhiệm. Tôi muốn làm người kết nối tốt để những mảnh đời bất hạnh đỡ vất vả hơn. Chưa chắc mình có thể giúp họ được nhiều, nhưng nếu họ đang cần một cái phao thì tôi có thể giúp họ cái phao đó.

Gặp gỡ nhiều mảnh đời không may mắn khiến anh thay đổi điều gì?

Hồi tôi chưa đi làm những chương trình thiện nguyện, tôi hay buồn vu vơ. Tôi thấy người có xe máy, người có xe hơi, nhà lầu… tôi lại buồn. Tôi nghĩ, sao mình không được như họ? Sao mình phải ở nhà nhỏ thế này? Cứ thấy người ta có cái gì mà mình không có, tôi lại buồn.

Rồi tôi gặp những mảnh đời còn bi đát hơn mình nhưng họ vẫn cười, vẫn hạnh phúc. Tôi từng gặp một cô bé 16 tuổi ở miền Trung một mình nuôi ông bà, bố mẹ bị bệnh và hai đứa em nhỏ. Hàng ngày, bé phải đi câu mực về bán lấy tiền đong gạo. Gặp tôi, cô bé bảo: “Chú Linh ơi, con muốn mua cái “áo con” mà không dám mua, vì sợ không còn tiền mua gạo cho cả nhà”. Vậy mới thấy họ khổ tới mức nào, nhưng cô bé vẫn nói cười và lạc quan.

Còn một người đàn ông bị liệt mà vẫn phải nuôi 2 đứa con cũng bị liệt, nhưng lúc nào anh ấy cũng tươi cười. Tôi hỏi tại sao anh lại luôn vui vẻ như thế, anh ấy bảo mình còn may mắn chứ nhiều người còn không cười được, không lết được.

Tôi bỗng nhận thấy như mình đã quá hạnh phúc. Tôi tự tin và thoải mái hơn, chấp nhận những gì mình đang có. Ngày trước, lúc nào tôi cũng nhìn lên và so sánh mình với người khác mà quên rằng, nhìn xuống còn hàng triệu người không bằng mình.

Đó có phải lý do khiến anh quan niệm, trong showbiz sẽ luôn cúi xuống thật thấp để được bình an?

Chính xác! Hơn 20 năm trong giới nghệ thuật, tôi không có phe nhóm nào hết, hay thậm chí mưu cầu điều gì. Tôi cứ nhẹ nhàng sống, sẵn sàng thấp hơn mọi người. Đi chơi với bạn, tôi có thể làm ô-sin cho bạn, miễn sao bạn vui. Mọi người vui thì mình vui. Ai làm gì kệ, việc của mình mình làm. Như vậy dễ sống lắm.

Tôi biết trong cuộc sống, có nhiều người có cuộc sống rất thấp nhưng họ vẫn sống rất cao, tại sao mình không sống như vậy được? Sao phải gồng mình sống cao hơn mọi người làm gì? Mình cao hơn người này, lại có người khác cao hơn. Nhưng nếu mình không ngồi đâu thì không ai lấy ghế của mình, thà ngồi dưới đất sẽ chẳng có ai tranh giành. Tôi luôn muốn là người bình thường để không bao giờ có ai cạnh tranh với mình.

Người nghèo cho tôi đồ ăn… một cách chân tình

Nhưng nhiều người gọi anh là “Ngôi sao của những người nghèo”?

Có lẽ báo chí yêu mến nên nâng tôi lên mức đó, chứ tôi chỉ là bạn của người nghèo thôi. Người nghèo không hề nghĩ tôi là nghệ sĩ hay ngôi sao. Nếu nghĩ vậy, họ sẽ không dám đến gần. Họ chỉ coi tôi là người thân quen của họ, toàn gọi mày – tao rất gần gũi, cho tôi đồ ăn… một cách chân tình. Bản thân tôi cũng muốn làm người bạn nhỏ để thân quen với họ. Nếu ở cao quá, sang trọng quá thì mình không thể gần gũi với tất cả mọi người được.

Còn vợ con của anh nói gì về việc anh làm? Nghe nói, thời gian anh dành cho người ngoài nhiều hơn thời gian cho gia đình…

Trước đây chưa có gia đình, tôi đi nhiều không có vấn đề gì cả, nhưng có vợ con thì lại khác. Tôi từng nghĩ, mình đi nhiều như thế thì ai lo cho con mình đây? Nhưng may quá, lại có bà xã lo. Con lớn hơn chút xíu đòi bố đưa đi chơi, tôi lại tự nhủ “Thôi chúng còn bé, đi chơi cũng chưa biết vui là gì, mình đi lo cho những người khác đã”.

Khi các con đã bắt đầu biết suy nghĩ, chúng hỏi sao tôi ít dành thời gian cho chúng, tôi mới bắt đầu trả lời. Tôi cũng hay dẫn các con đi trong những chuyến đi từ thiện, để chúng gặp gỡ những người bằng tuổi nhưng có hoàn cảnh khác biệt, để tự tay chúng trao quà cho những người nghèo.

Mọi năm vào 29 Tết, tôi thường đưa các con đi lì xì cho những người lang thang cơ nhỡ. Năm ngoái, tôi quên thì các con đã nhắc, bảo: “Ba quên thì các cô chú ấy sắm Tết bằng cái gì?”. Lúc đó tôi nhận ra, chúng đã hiểu được công việc ý nghĩa mà ba chúng làm.

Tôi nghĩ, có thể các con thiệt thòi vì không được đi chơi cùng ba nhiều như những đứa trẻ khác, nhưng sau này lớn lên, chúng sẽ vui vì có ba là một người kết nối những hạnh phúc, những điều ý nghĩa.